Trang chủ Giới tính Giáo viên, học sinh nghĩ gì?

Giáo viên, học sinh nghĩ gì?

bởi Linh

Mới đây, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp tin nhắn hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý lớp tại Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Tin nhắn gây tranh cãi trong học sinh lẫn giáo viên với nội dung “không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng”.

Giáo viên, học sinh nghĩ gì?

Đoạn tin nhắn có phát ngôn gây tranh cãi

chụp màn hình

Mai Ngọc Mỹ Quyên (học sinh lớp 10A5 Trường THPT Ernst Thälmann, TP.HCM) cho rằng việc yêu cầu nam, nữ ngồi riêng là “bất thường” vì ở độ tuổi này, các em đã có suy nghĩ chín chắn về khác biệt giới tính, không còn bồng bột như xưa. Đồng thời, nữ sinh cho hay từng chứng kiến bạn cùng lớp học thêm thuộc cộng đồng LGBT+ bị chính giáo viên và bạn bè cô lập, bắt ngồi riêng.

“Cô thường xuyên bắt bạn lên giải bài tập khó và khi bạn không làm được thì bị cô quy về là ‘do đồng tính’. Rất may bạn đã xin nghỉ học để không bị tác động tiêu cực nữa và hiện đang được bố mẹ ủng hộ hết mình. Em mong các thầy cô sẽ có cái nhìn thoáng và thông cảm hơn về việc nam nữ ngồi chung cũng như về các bạn học sinh đồng tính” Quyên cho hay.

Hiệu trưởng nói về tin nhắn “không cho nam nữ chung bàn”

Lê Phương Uyên (sinh viên năm 2 chuyên ngành báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM) thì cho rằng ý kiến tách học sinh LGBT+ ra ngồi riêng là hành động cách ly các em ra khỏi cộng đồng và cổ xúy cho việc kỳ thị. “Đây là một tư tưởng lạc hậu và đi ngược lại với châm ngôn học đường là dạy về bình đẳng, đoàn kết và yêu thương nhau”, nữ sinh bức xúc.

Giáo viên, học sinh nghĩ gì?

Việc xếp học sinh nam, nữ ngồi cạnh nhau là bình thường

đào ngọc thạch

Một giáo viên hiện công tác tại Q.3, TP.HCM cũng không đồng tình với phát ngôn gây tranh cãi. “Việc xếp học sinh nam, nữ ngồi cạnh nhau là bình thường. Nếu các em có biểu hiện tình cảm hay hành vi ‘thân mật’ quá mức thì giáo viên chủ nhiệm nên có những định hướng đúng đắn như giáo dục ý thức ứng xử nơi công cộng, học đường. Giải pháp xếp ngồi học sinh riêng biệt không giải quyết được vấn đề”, thầy nói.

Đồng thời, giáo viên này khẳng định việc xem học sinh đồng tính là “có vấn đề về giới tính” và “cần được bố trí ngồi riêng” là chưa phù hợp, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử. “Trường học chúng ta nên là nơi đi đầu trong giáo dục và thực hiện bình đẳng giữa các học sinh”, thầy nhấn mạnh.

Đồng tính không thể coi là ‘vấn đề’

Từng phụ trách quản lý truyền thông tại Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, hoạt động trong chiến dịch Leave with Pride kêu gọi WHO Việt Nam và Bộ Y tế công nhận LGBT+ không phải là bệnh, anh Bùi Minh Đức (hiện theo học thạc sĩ ngành truyền thông, ĐH Clark, Mỹ) cho rằng đồng tính không nên được nhìn nhận là giới tính vì đó là xu hướng tính dục của mỗi cá nhân.

“Đồng tính đã được loại khỏi danh sách bệnh lý bởi WHO từ ngày 17.5.1990 nên không thể coi là ‘vấn đề’, dù ám chỉ vấn đề y tế, tinh thần hay xã hội. Mới đây, WHO Việt Nam và Bộ Y tế cũng đã nhấn mạnh về việc đồng tính không phải là bệnh, cũng như chấn chỉnh công tác điều trị của các bệnh viện trên toàn quốc”, anh Đức thông tin.

Nếu xem “đồng tính là bệnh” là một biểu hiện của định kiến thì theo anh Đức, hành động chia tách, yêu cầu học sinh ngồi riêng là chính là kỳ thị. “Điều này không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục, nhất là ở độ tuổi học sinh hình thành nhiều hơn nhận thức về bản thân, đặc biệt trong vấn đề về giới tính, tính dục”, anh Đức nêu quan điểm.

Trước làn sóng chỉ trích của dư luận, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM), khẳng định đó là tin nhắn của bà nhằm trao đổi công việc để lưu ý giáo viên chủ nhiệm có những điều chỉnh giúp học trò có một môi trường sinh hoạt lành mạnh và an toàn, chứ nhà trường không kỳ thị giới tính.

Có thể bạn quan tâm